Quy trình thành lập công ty kinh doanh sản xuất chế biến thực phẩm

Danh mục: Doanh nghiệp ; Thành lập công ty

Việt Nam luôn đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhiều mặt hàng nông thủy hải sản. Việt Nam cũng còn nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nhờ nguồn nguyên liệu phong phú, nhiều đặc sản độc đáo. Lương thực, thực phẩm là một trong những mặt hành không thể thiếu được hiện nay. Vậy thành lập công ty sản xuất chế biến thực phẩm có khó không và có cần điều kiện gì không?

Là một đơn vị Luật hoạt động trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp lâu năm Luật Anh Nguyên luôn sẵn sàng trợ giúp khách hàng trong việc thành lập doanh nghiệp và giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động trong doanh nghiệp.

  1. Hồ sơ thành lập công ty sản xuất chế biến thực phẩm

+Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

+Dự thảo điều lệ công ty.

+Danh sách các cổ đông sáng lập công ty đối với công ty cổ phần và danh sách thành viên với công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

+Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân những người đứng đầu công ty.

+Giấy ủy quyền cho người đại diện pháp luật +Khắc và lấy dấu pháp nhân.

+Đăng ký bố cáo thông tin trên báo giấy hoặc báo mạng 3 số liên tiếp

 

  1. Các giấy tờ thiết yếu khi thành lập công ty sản xuất và chế biến thực phẩm

Trình tự thực hiện đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm:

Bước 1: Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm gửi hồ sơ về Chi cục Vệ sinh thực phẩm (VSTP) Thành phần hồ sơ bao gồm: (2 bộ hồ sơ)

+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận. (theo mẫu)

+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện VSANTP bao gồm: . Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh. . Bản mô tả quy trình chế biến cho sản phẩm đặc thù.

+ Bản sao chứng nhận giấy đăng ký kinh doanh.

+ Bản sao công chứng “Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe” của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

+ Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, ATTP đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh (theo mẫu).

+ Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về VSATTP của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bước 2: Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tiếp nhận hồ sơ và trả giấy biên nhận cho cơ sở.

Bước 3: Chi cục ATVSTP thẩm định hồ sơ. Trong khi hồ sơ chưa hợp lệ thì phải có công văn yêu cầu bổ sung để hoàn thiện hồ sơ theo quy định và phải ghi trên giấy biên nhận ngày nhận hồ sơ bổ sung.

Bước 4: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc phải tổ chức thầm định kiểm tra cơ sở và lập biên bản thẩm định. Kết luận phải ghi rõ “Đạt” hay “Không đạt” để trên cơ sở đó sẽ cấp giấy chứng nhận.

Bước 5: Trả kết quả cho cơ sở.

–  Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm: Thiết kế logo, tên sản phẩm, quy cách sản phẩm.

– Đăng ký công bố chất lượng sản phẩm phụ gia thực phẩm: Hồ sơ bao gồm:

+ Giấy phép kinh doanh (2 bản sao công chứng). + Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP (2 bản sao công chứng).

+ Nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ.

+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (về chỉ tiêu Lý hóa, chỉ tiêu vi sinh, chỉ tiêu kim loại nặng).

+ Mẫu sản phẩm.

Hi vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Hãy để Luật Anh Nguyên tiến thành các thủ tục trên một cách nhanh chóng và chính xác nhất giúp các bạn tiết kiệm thời gian và chi phí.

LUẬT ANH NGUYÊN đồng hành cùng doanh nghiệp bạn!

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

☎️Hotline: 0987233829/0888826393

📩Email: luatanhnguyen@gmail.com

Liên hệ
0987233829
Liên hệ
0987233829